Đền Và
Ngôi đền thờ Thánh Tản Viên, một trong bốn vị bất tử trong huyền thoại dân gian Việt Nam. Còn được gọi là "Cung Đông", đây là một trong bốn ngôi đền vùng Sơn Tây dành cho nhân vật huyền thoại này. Phùng Minh Sơn, Trưởng ban quản lý đền Vả, nói: "Đền của chúng tôi trên một ngọn đồi trông như một con rùa quay về phía mặt trời, nằm giữa một khu rừng gỗ lim khoảng 6 hecta." Có gần 250 cây gỗ lim, trong đó 95 cây được liệt kê là di sản. Vào thế kỷ 16 và 17, ngôi đền rất thô sơ được làm bằng tre và rơm. Nhưng tới thế kỷ 18, đền được xây dựng lớn như ngày nay.
Ngôi đền tồn tại từ thời kỳ đô hộ nhà Đường, chứng minh qua bia đá xây dựng năm 1883 dưới triều đại vua Tự Đức. Mặc dù diện tích khiêm tốn, nơi đây đã thiêng liêng từ những ngày đầu.
Nhiều lần cải tạo sau đó, lớn nhất năm 1902, nơi thờ cúng ngày nay có diện tích hơn 2.000m2, bao quanh bởi một bức tường đá ong cao hai mét. Theo các quy tắc của kiến trúc truyền thống Việt Nam, đền nằm trên trục Bắc-Nam và cổng chính hướng về núi Tản Viên huyện Ba Vì. Cổng chính bao gồm ba cột gỗ, được đặt trên một nền đá ong lớn.
Lễ hội đền hàng năm trùng với ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Lễ được mong chờ nhất là lễ rước bài vị tổ tiên của ba vị thần núi Tản Viên (Thánh Tản Viên và hai người anh em họ của ông) từ đền Và đến đền Dõi ở tỉnh Vĩnh Phúc lân cận qua sông Hồng và sau đó trở lại.